Voọc Cát Bà – Loài Vật Trong Sách Đỏ Thế Giới Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng
Voọc đầu trắng, hay thường được gọi là voọc Cát Bà, tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus. Loài voọc này là động vật thuộc bộ linh trưởng, luôn đượt liệt kê tại danh sách 25 loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên toàn thế giới và đã cái tên voọc đầu trắng luôn nằm tại hàng đầu trong sách Đỏ thế giới chứng tỏ mức cảnh báo cực kỳ nguy cấp.
Voọc đầu trắng, hay thường được gọi là voọc Cát Bà, tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus. Loài voọc này là động vật thuộc bộ linh trưởng, luôn đượt liệt kê tại danh sách 25 loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên toàn thế giới và đã cái tên voọc đầu trắng luôn nằm tại hàng đầu trong sách Đỏ thế giới chứng tỏ mức cảnh báo cực kỳ nguy cấp.
Dấu hiện nhận biết: khi trưởng thành, ở phần đầu và tại vai ở con đực sẽ có lông màu trắng nhạt đôi khi còn nhìn ra màu vàng non, còn ở cá thể cái thì lông màu thẫm hơn nhưng cũng rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nên bộ lông màu đen tuyền. Đuôi rất dài, dài hơn nhiều loài khỉ – để tránh gây nhầm lẫn khi nhiều khách thăm quan không phân biệt được cái loài khác nhau. Tại phần mông lại nổi bật vệt màu xám hình chữ V. Con non có màu vàng cam rất dễ nhận biết
Về thức ăn: vooc ăn những loại lá cây quả rừng có sẵn trên đảo như đa, huyết dụ và thậm chí là những loài có độc như hạt mã tiền và cả lá ngón – thứ có thể gây chết người.
Khu vực sinh sống: Loài vooc Cát Bà có thói quen leo trèo, sống tại những nơi có độ cao 100 – 150m so với mực nước biển tại những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. Một đàn thường có 10 tới 20 con và do đầu đàn là con đực chỉ huy. Trong lúc kiếm ăn, con đầu đàn có nhiệm vụ canh gác, quan sát đề phòng những mối nguy hiểm cho cả đàn. Nếu như cảm thấy có sự nguy hiểm đang tiến lại gần, ngay lập tức nó kêu thành những tiếng to để báo động cho cả đàn lựa chọn nơi ẩn nấp. Khi nguy hiểm qua đi, chúng lập tức tập hợp lại và lựa chọn khu vực khác an toàn hơn để tiếp tục kiếm ăn. Vooc chung sống hòa bình với những chú khỉ vàng – loài hay được bắt gặp xuống bãi biển chơi với Lữ khách .
Loài vooc này chỉ xuất hiện ở Việt Nam, trên thế giới chưa ghi nhận một loài nào giống như vậy. Và ở nước ta, vooc đầu trắng chỉ xuất hiện trên đảo Cát Bà và đảo Cái Chiên nhưng rất tiếc hiện nay đảo Cái Chiên đã không còn cá thể nào nữa. Như vậy có thể nói rằng, tới thời điểm này, duy nhất trên khắp hành tinh, loài vooc đầu trắng chỉ còn lại ở đảo Cát Bà và cần được bảo vệ trước sự tác động của loài người.
Nhận xét
Đăng nhận xét